Marketing Automation đã trở thành một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến và đang ngày càng được doanh nghiệp quan tâm đến. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu marketing automation là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp.
I. Tìm hiểu marketing automation là gì?
Marketing automation (tự động hóa tiếp thị) là việc sử dụng các công nghệ và công cụ để tự động hóa quy trình tiếp thị. Từ việc thu thập thông tin khách hàng, tạo và gửi email, xây dựng chiến dịch quảng cáo đến việc quản lý mối quan hệ khách hàng.
Tổng quát, marketing automation giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách tự động hóa những tác vụ tiếp thị mà trước đây cần phải làm thủ công. Điều này cho phép doanh nghiệp tăng năng suất, tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng tương tác với khách hàng.
II. Vì sao cần sử dụng marketing automation?
Marketing automation đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:
- Tiết kiệm thời gian: Bằng cách tự động hóa các quy trình tiếp thị, doanh nghiệp không cần phải thực hiện các tác vụ một cách thủ công, giúp tiết kiệm thời gian và nhân sự.
- Tự động hóa các quy trình: Giúp loại bỏ các hoạt động không cần thiết, tăng cường hiệu quả và đồng nhất hoạt động của công ty. Từ việc gửi email, cung cấp nội dung tương tác đến việc quản lý và chăm sóc khách hàng.
- Thấu hiểu và xây dựng insight khách hàng: Cho phép doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa dựa trên hành vi, sở thích và thông tin khách hàng. Điều này giúp gia tăng tương tác với khách hàng và tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí để đầu tư nhân lực vào các giải pháp mang tính đột phá khác so với các phương pháp thủ công. Tự động hóa các chiến dịch giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả công việc.
- Hỗ trợ cho hiệu quả cho các chiến dịch marketing: Với những insight khách hàng đã thu thập được, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng được chiến lược marketing phù hợp với mỗi tệp khách hàng khác nhau.
III. Đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng marketing automation
Marketing automation phù hợp với nhiều doanh nghiệp và ngành nghề khác nhau. Chủ yếu có các đối tượng sau:
- Đối với các công ty bán sản phẩm, marketing automation giúp tối ưu hóa quá trình chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng, tạo ra các chiến dịch tiếp thị bổ sung và tăng cường liên hệ khách hàng.
- Đối với các công ty cung cấp dịch vụ, marketing automation hỗ trợ trong việc theo dõi và quản lý quan hệ với khách hàng hiện tại và tiềm năng.
- Giúp các doanh nghiệp trực tuyến tạo ra các chiến dịch tiếp thị qua email, xây dựng các quy trình tương tác trên website và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên nền tảng trực tuyến.
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau marketing automation sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau. Cùng tìm hiểu trong 2 loại hình doanh nghiệp B2B & B2C
1. Marketing automation trong doanh nghiệp B2C
Các doanh nghiệp B2C được hướng đến mục tiêu chính là xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp B2C đang không ngừng đưa ra kế hoạch chiến lược đa điểm chạm với khách hàng. Các phương pháp này được sử dụng thông qua hình thức : Hệ thống CRM, email marketing,….
Chiến lược được doanh nghiệp B2C sử dụng là:
-Xây dựng hành trình khách hàng trên các dữ liệu được thu thập với nhiều hình thức khác nhau.
-Tạo gợi ý sản phẩm, dịch vụ theo thói quen khách hàng, số liệu khách hàng được thống kê qua nhiều hình thức ( Hành vi, vị trí, sở thích, nhân khẩu học,…)
2. Marketing automation trong doanh nghiệp B2B
Với các doanh nghiệp loại hình B2B, mục đích để thu thập dữ liệu khách hàng. Từ đó, các doanh nghiệp này tiến hành xây dựng chân dung khách hàng qua dữ liệu đã thu thập được. Ngoài ra, marketing automation luôn là công cụ được các doanh nghiệp ưa chuộng để tương tác với khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ.
Từ các dữ liệu, doanh nghiệp B2B có thể:
-Đưa ra content phù hợp với mỗi tệp khách hàng của mình.
-Duy trì chăm sóc khách hàng cũ và tương tác với khách hàng mới.
-Xây dựng quy trình làm việc để tối ưu hiệu suất công việc.
IV. Ưu nhược điểm của Marketing automation
1. Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực: Triển khai các chiến lược marketing tiếp thị tự động doanh nghiệp sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian, nhân lực và các hoạt động thủ công. Đồng thời, cũng hỗ trợ tinh gọn nhân sự trong phòng marketing.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Khả năng tương tác với nhóm khách hàng mới, doanh nghiệp sẽ tạo ra những trải nghiệm mang tính tự động hóa hoàn hảo đến cho khách hàng.
Xây dựng thương hiệu, mở rộng tệp khách hàng: Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng tiếp cận khách hàng tự động hóa. Xây dựng chiến lược quảng cáo phù hợp với mỗi insight khách hàng.
Đo lường và tối ưu chiến dịch marketing: Với việc thu thập thông tin dữ liệu insight khách hàng, sẽ mang lại hiệu quả cao trong các chiến dịch marketing.
2. Nhược điểm
Đòi hòi đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp: Việc áp dụng hệ thống marketing automation sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu đội ngũ kỹ thuật, người quản lý không đủ kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.
Mất thời gian đầu để tối ưu: Marketing automation không phải là công cụ được sử dụng “ĂN NGAY” mà sẽ cần một khoảng thời gian đầu để xây dựng hệ thống.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu sự thấu hiểu khách hàng, và không hiểu insight khách hàng thì sẽ khiến công việc trở nên khô khan, máy móc. Đôi khi sẽ gây sự ức chế cho khách hàng.
V. Quy trình marketing automation
Khi tìm hiểu về marketing automation, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ quy trình để ứng dụng thành thạo hiệu quả nhất.
Quy trình marketing automation bao gồm các bước sau:
Bước 1
Thu thập thông tin khách hàng: Sử dụng các công cụ như form đăng ký, khảo sát hoặc theo dõi hành vi khách hàng để thu thập thông tin.
Bước 2
Phân loại và xác định mục tiêu: Dựa trên thông tin thu thập được, xác định các nhóm khách hàng và mục tiêu tiếp thị cụ thể cho từng nhóm.
Bước 3
Xây dựng nội dung và chiến dịch: Tạo nội dung phù hợp và tạo ra các chiến dịch tiếp thị qua email, quảng cáo trên mạng xã hội hoặc trang web.
Bước 4
Gửi và tự động hóa: Sử dụng công cụ marketing automation để tự động gửi email, quản lý quy trình tương tác và track kết quả.
VI. 4 bước quan trọng tạo ra chiến dịch marketing automation
Để tạo ra một chiến dịch marketing automation hiệu quả, có 4 bước quan trọng cần tuân thủ:
Bước 1
Xác định mục tiêu: Đặt những mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được thông qua chiến dịch, ví dụ như gia tăng doanh số bán hàng hoặc tăng hiệu suất tiếp thị.
Bước 2
Xác định đối tượng: Định rõ nhóm khách hàng mà bạn muốn tương tác và tạo ra nội dung phù hợp cho họ.
Bước 3
Tạo nội dung hấp dẫn: Xây dựng nội dung mà thông qua các sự kiện, lời kêu gọi, và thông điệp tương tác để tạo sự quan tâm và tham gia của khách hàng.
Bước 4
Theo dõi và đánh giá: Sử dụng các công cụ và phân tích để theo dõi tương tác của khách hàng và đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Dựa trên kết quả này, điều chỉnh và cải thiện chiến dịch các lần sau.
Marketing automation là một công cụ hiệu quả mà doanh nghiệp nên sử dụng để tối ưu hóa quy trình tiếp thị và nâng cao hiệu suất làm việc. Từ việc tiết kiệm thời gian và công sức đến tăng cường tương tác khách hàng, marketing automation đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chiến dịch tiếp thị thành công. Với sự hỗ trợ từ các công cụ marketing automation hàng đầu, doanh nghiệp có thể tạo ra một chiến dịch hiệu quả và mang lại lợi ích lớn cho sự phát triển của mình.